38/29 đường số 2, khu phố 5, phường bình hưng hòa b, bình tân, thành phố hồ chí minh0913917920

Tải ngay bản kế hoạch mở siêu thị mini chuẩn không cần chỉnh

Cơ Khí hòa mỹ sản xuất và lắp đặt kệ để hàng toàn quốc

Mua kệ để hàng chất lượng và uy tín tại Cơ Khí Hòa Mỹ

Thêm giỏ hàng thành công.

Cơ Khí Hòa Mỹ

0913917920

0 SP
Tải ngay bản kế hoạch mở siêu thị mini miễn phí chuẩn không cần chỉnh - kệ vinatech miền nam

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho khách hàng về kinh nghiệm mở siêu thị mini. Kệ Vinatech chúng tôi đã nhận nhất rất nhiều câu hỏi từ khách hàng đang có nhu cầu kinh doanh mô hình siêu thị mini và mong muốn có một bản kế hoạch mở siêu thị mini hoàn chỉnh. Bởi vậy trong bài viết này,
Kệ Vinatech gửi đến bạn một bản mẫu kế hoạch bán hàng chi tiết và đầy đủ nhất mà chúng tôi đã đúc kết được từ những kinh nghiệm của chính mình cũng như sưu tầm học hỏi được từ nhiều doanh nghiệp khác. Bản kế hoạch này như một checklist để bạn kiểm tra lại ý tưởng mở siêu thị mini của mình có khả thi hay không, cũng như các công việc cần làm, những nguồn lực bạn cần chuẩn bị. 

Sau đây là các phần có trong mẫu kế hoạch kinh doanh:

 

I. Các thành tố

 

1. Mô tả lý do đầu tư 

 

Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:

- Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
- Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
- Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
- Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

 

 

>>>>> Bạn có thể đọc bài viết chi tiết về việc tư vấn mở siêu thị mini tại đây: KINH NGHIỆM MỞ SIÊU THỊ MINI VỚI SỐ VỐN 300 - 500 TRIỆU

 

2. Mô tả về cửa hàng của bạn sau khi thành lập (Company Description)

 

Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện

- Tên, sứ mệnh, triết lý, tầm nhìn, năng lực cốt lõi, mô hình kinh doanh
- Nhãn hiệu, bản quyền, pháp lý
- Sản phẩm dịch vụ
- Thế mạnh , sự khác biệt
- Lãnh đạo, founder và năng lực
- Địa điểm, địa lý, hệ thống
- Các giai đoạn phát triển và thành tựu
- Tình trạng tài chính
- Mong muốn hiện tại

 

3. Phân tích xu thế của ngành bán lẻ

 

- Quy mô và tốc độ tăng
- Thời điểm mùa
- Khả năng gia nhập
- Mức độ công nghệ
- Luật và điều kiện
- Nguồn cung và hệ thống phân phối
- Đặc trưng tài chính
- Tốc độ thay đổi công nghệ và trend
- Khả năng Toàn cầu hoá

 

4. Phân khúc và Thị trường mục tiêu

 

Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

 

5. Phân tích đối thủ

Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Nêu ra lý do mà khách hàng nên mua hàng tạp hóa ở siêu thị mini của bạn mà không phải là từ các cửa hàng bên cạnh. Yếu tố này rất quan trọng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai. Tất cả những thông số liên quan tới thị trường, như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm cần phải được miêu tả cụ thể trong mục này. Nhận thức được bức tranh của thị trường, bạn sẽ vạch ra cho mình đường đi nước bước cụ thể trong hoạt động kinh doanh sau này.
 

 

6.  Định vị chiến lược (Usp, Distingtive)

 

Đây là yếu tố nền tảng, nhưng đã nói ở trên. Sau khi phân tích đối thủ, hay xem bạn có thể làm gì hơn họ, khác biệt với họ để được khách hàng lựa chọn
- Đánh giá rủi ro
- Trend ngành
- Thị trường mục tiêu
- Môi trường cạnh tranh
- Sức mạnh của doanh nghiệp
- Xác định định vị

Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn).

 

7. Kế hoạch marketing và chiến lược bán hàng

 

Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Sau cùng, marketing là làm sao để khách hàng biết đến bạn. Nếu chỉ là mở siêu thị mini ở nông thôn thì sự việc có vẻ đơn giản hơn. Bởi ở Nông thôn thì việc tiếp cận tới bà con ở cùng quê, cùng thôn xóm sẽ đơn giản hơn.  Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

 

8. Thực thi – vận hành hoạt động

 

Sau bước kế hoạch marketing và chiến lược bán hàng bạn cần chuẩn bị kế hoạch thực thi vận hành hoạt động  ngay nhé:

- Digital Platform, ERP
- Đất đai nhà xưởng thiết bị
- Kế hoạch sản xuất
- Nhân lực lao động
- Tối ưu khả năng
- Kiểm soát chất lượng
- Thiết bị và nội thất
- Quản trị nguồn lực
- Cung ứng và phân phối
- Giao hàng thu tiền thanh toán chăm sóc hậu mãi
- Kiểm soát tài chính
- Kế hoạch phòng tai nạn
- Đào tạo tay nghề
- Công đoàn và PR nội bộ
- Văn hoá doanh nghiệp
- Quan hệ chính quyền
- Pháp luật ngành, cháy nổ, môi trường, an toàn VSTP
- Báo cáo thuế, kiểm toán

 

9. Kế hoạch công nghệ

 

- Mục tiêu phát triển
- Kế hoạch xây dựng nền tảng số hoá
- Các ứng dụng phần mềm
- Các thiết bị phần cứng
- Hệ thống viễn thông và liên lạc
- Nhân sự công nghệ

 

10. Tổ chức và quản trị

 

Doanh nghiệp tồn tại dựa vào ý trí của người sáng lập,doanh nghiệp phát triển (khi các sản phẩm thành công trên thị trường) từ đó nhiệm vụ nhiều lên và cần đến tổ chức. Công tác tổ chức là điều kiện cơ bản cho sự sống còn của hệ thống doanh nghiệp. Tổ chức trong doanh nghiệp là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc và quy tắc quản lý của doanh nghiệp. Chúng ta cần làm rõ những vấn đề: 
- Nhân sự Key
- Quỹ định và Quy phạm
- Hệ thống nhân sự
- Hệ thống cố vấn
- Chuyên gia chuyên môn
- Sơ đồ tổ chức hành chính
- Cấu trúc quản trị
- Triết lý văn hoá DN
- Job description và scope of work
- Lộ trình thăng tiến
- Quỹ định khen thưởng và kỷ luật
- Hoạt động nâng cấp EQ, IQ
- Các phong trào sáng tạo đổi mới

 

 

11. Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội

 

- Mục tiêu xã hội
- Chính sách
- Chứng nhận
- Các hoạt động cộng đồng chính
- Kế hoạch phát triển bền vững

 

12. Phát triển, các dấu mốc về tăng trưởng vốn, thị trường

 

Hãy đưa ra Mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, Chiến lược tăng trưởng theo từng quý từng năm cho doanh nghiệp, Các dấu mốc, Đánh giá rủi ro gặp phải trong tương lai, Kế hoạch thoái vốn....

 

13. Kế hoạch tài chính

 

Bước này bạn cần xác định Dự án khả thi Doanh thu 3 năm, Báo cáo Doanh thu năm, Dự án dòng tiền, Bảng cân đối tài sản, Kế hoạch gọi vốn và sử dụng vốn, Các phương án dự phòng rủi ro, Nghiên cứu sản phẩm, BCG, Thử nghiệm mẫu, Mức giá.

 

II - Đưa kế hoạch vào hành động


Nếu đã có một kế hoạch mở siêu thị mini hoàn chỉnh thì hãy bắt tay vào thự hiện ngay thôi. Chúng ta cùng nhau bắt đầu từng bước nhé!
Bước 1: Lập Plan và gửi plan cho nhà đầu tư, đối tác.
Bước 2: Đưa ra phương án tài chính ban đầu
Bước 3: Chọn đội nhóm là bước quan trọng trong vấn đề quan lý nhân sự của một doanh nghiệp. Hãy phân quyền quyết định, phân nhiệm vụ cho từng thành viên theo năng lực và đưa ra những yêu cầu chuyên môn, chế độ thưởng phạt rõ ràng.
Bước 4: Kế hoạch nội bộ cho công ty đang hoạt động, bạn cần đưa ra đánh giá về tình hình thực tại của doanh nghiệp để đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề vướng mắc và xây dựng những mục tiêu mới trong thời gian tới.


III - Nguồn lực 


 Nguồn lực là một phần quan trọng đối với các doanh nghiệp:
- Ngoài những nguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp như nhân viên, cơ sở vật chất thì hãy tạo thêm cho doanh nghiệp mình thật nhiều mối quan hệ đối tác trong ngành cũng như ngoài ngành, các mối quan hệ đó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc.
- Những kinh nghiệm nghề nghiệp hay những kiến thức trong kinh doanh cũng là một nguồn lực không thể thiếu

 

 

>>>>> Bạn có thể tải bản kế hoạch mở siêu thị mini chi tiết bằng pdf TẠI ĐÂY

 

Trên đây là sơ bộ về bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini nho nhỏ. Đây cũng là bản kế hoạch chung bạn có thể sử dụng nó cho bất kỳ kế hoạch kinh doanh lớn nào khác. Nó là chuẩn quốc tế. Hi vọng nó có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh cho mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cảm thấy bản kế hoạch này còn khó hiểu, hãy liên hệ với Kệ Vinatech. Chúng tôi chuyên tư vấn mở siêu thị mini miễn phí. Kệ Vinatech hiện là đơn vị uy tín hàng đầu chuyên cung cấp các loại giá kệ như: xe đẩy siêu thị, giá kệ, kệ sắt giá rẻ, kệ sắt v lỗ đa năng, kệ kho hàng, kệ hạng nặng,.. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0913.917.920  -  083.9999.801 

 

 

Địa chỉ: 98 đường G8, KDC Vĩnh Lộc, Bình Tân 

Hotline: 0913.917.920  -  083.9999.801 

Email : info@hoamy.com.vn 

Website: kevinatech.com

Tin liên quan
    2024 Copyright © Cơ Khí Hòa Mỹ Web Design by Nina.vn
    Ngày: 381   |   Tuần: 4186   |   Đang online: 3   |   Tổng truy cập: 959489
    Hotline tư vấn miễn phí: 0913917920
    Zalo